Vị thuốc HOÀNG BÁ

Tên tiếng Hán: 黃柏

Tên dùng trong đơn thuốc: Hoàng bá, Huỳnh bá, Hoàng nghiệt, Xuyên bá, Hoàng bá sao nước muối, Hoàng bá thán (hoàng bá sao cháy đen)

Phần cho vào thuốc:Vỏ cây.

Bào chế:Cạo gọt bỏ lớp vỏ thô, thái phiến, dùng sống hoặc chế với rượu, hoặc chế gừng, hoặc sao đen thành than, hoặc tán nhỏ.

Tính vị quy Kinh: Hoàng bá tính đắng, vị hàn. Vào hai kinh thận, bàng quang.

Công dụng: Tả hỏa ở thận kinh, trừ thẩp nhiệt ở hạ tiêu.

Bán Hoàng bá chất lượng cao như hình, hàng nội địa Trung Quốc. Liên lạc số điện thoại ở trên hoặc gửi email ở phần Liên hệ

Chủ trị:

  • Âm hư nhiệt bốc lên, trừ nhiệt lợi ích chân âm, là thuốc chủ yếu của người bị bệnh thận.
  • Chữa đi lỵ, bị hoàng đảm (vàng da) đi đái buốt, đái đục, ra khí hư và chân tay tê liệt mềm nhũn (nuy bích) ung nhọt sưng đau.

Ứng dụng và phân biệt: điểm giống nhau giữạ Hoàng bá với Hoàng liên là đều có thể thanh nhiệt giải độc, kiện vị.

Kiêng kỵ: Tỳ vị tiêu hóa không tốt và ỉa chảy do hư hàn thì cấm dùng.

Liều lượng:Một đồng năm phân đến ba đồng cân.

Bài thuốc ví dụ: Bài Đại bổ âm hoàn (Chu Đan, Khê phương) chữa âm hư dương thịnh, phế nuy suy nhược ho ra máu, nóng trong xương, ra mồ hôi trộm, hư lao.

Hoàng bá, Tri mẫu, Thục địa, Bại quy bản, các vị cùng tán nhỏ, lấy tủy xương sống lợn và mật, trộn làm viên to như hạt ngô, uống với nước muối làm thang.

Tham khảo: Sách Nội kinh ghi chép. “Muốn kiên thận thì phải Uống ngay vị đắng để kiên lại”, Kiên tức là bổ. Trong bài Đại bổ âm hoàn của Đan Khê dùng Hoàng bá làhợp với ý sâu sa trong kinh sách.

 

Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y

Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa

Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng

Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang

Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam

Leave a Reply