Vị thuốc HẦU TÁO

 Tên tiếng Hán: 猴枣

Tên dùng trong đơn thuốc: Hầu táo phấn, Hầu tử táo.

Phần cho vào thuốc: Sỏi kết ở nội tạng con Khỉ.

Bào chế: Tán nhỏ, dùng để làm thuốc hoàn thuốc tán, hoặc dùng riêng một vị, không cho vào thuốc sắc.

Tính vị quy kinh: Hầu táo vị đắng, hơi mặn, tính lạnh. Vào bốn kinh tâm, phế, can đởm.

Công dụng: Thanh nhiệt thông đờm, chữa ho, ổn định suyễn thở.

Bán Hầu táo chất lượng cao như hình, hàng nội địa Trung Quốc. Liên lạc số điện thoại ở trên hoặc gửi email ở phần Liên hệ

Chủ trị: Suyễn thở khò khè do nhiệt đàm bí tắc ở cổ họng, trẻ em bị chứng cấp kinh (Sài giật cấp tính) và đàm quyết (chân tay lạnh cứng đờ do đờm gây nên).

Ứng dụng và phân biệt: Hầu táo sinh ra ở vị và vùng can đảm của loài Vượn Khỉ già. Loài vượn, Khỉ leo cây thường ăn các loài quả ở núi rừng lâu ngày, sỏi kết lại do bệnh độc, hình giống như quả táo, cũng như Ngưu Hoàng của của bò, Cẩu bảo của chó, Mã bảo của ngựa, nguồn gốc sinh ra thì giống nhau, nhưng điều trị chủ yếu thì mỗi vị lại khác nhau.

Kiêng kị: Người suyễn thở mà không phải nhiệt đàm thì không được dùng.

Liều lượng: 1 phân đến 3 phân, tán nhò mịn hòa uổng.

Bài thuốc ví dụ: Bài Hầu táo tán (Thông dụng phương): chữa trẻ em đàm quyết co giật.

Hầu táo, Xuyên bối mẫu, Thiên Trúc hoàng, Trầm hương, Chu sa, tất cả cùng tán nhỏ mịn,mỗi lần dùng hai ba phân, hòa với nước sôi mà uống.

 

Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y

Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa

Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng

Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang

Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam

Leave a Reply