Vị thuốc HẠNH NHÂN

Tên tiếng Hán: 杏仁中药材

Tên dùng trong đơn thuốc: Hạnh nhân, Quang hạnh nhân, Khổ hạnh nhân, Hạnh nhân nê, Điềm hạnh nhân (hạnh nhân ngọt), Hạnh nhân Bát đa (hạnh nhân bát đa tên chữ là: Bá đán hạnh , Bát đảm hạnh, Bát đạt hạnh, đều là tên gọi của một trong loại hạnh được trồng ở Tây vực. Tây vực tên gọi chung cho các nước xưa kia ở về phía tây thuộc Trung Quốc, đặt ra từ Đôn hoàng thời nhà Hán. Còn Bát đa là người dịch xin dịch ra âm N. D)

Phần cho vào thuốc: Nhân trong hột.

Bào chế: Chọn bỏ hạt chạy dầu ngâmvào nước sôi trong một lát,bóc bỏ mầm nhọn, để nguyên hạt hoặc giã nát dùng.

Tính vị quy kinh: Hạnh nhân vị đắng, tính ôn, Vào hai kinh: phế, đại tràng.

Công dụng: Ổn định suyễn thở, chỉ ho, trừ đờm, nhuận táo.

Bán Hạnh nhân chất lượng cao như hình, hàng nội địa Trung Quốc. Liên lạc số điện thoại ở trên hoặc gửi email ở phần Liên hệ

Chủ trị: Chữa suyển thở và ho do ngoại cảm phong hàn, nhuận đại tràng táo bón, bí đại tiện.

Ứng dụng và phân biệt:                                                   

  • Bài thuốc chữa ho của Trọng Cảnh đều chưa dùng tới Hạnh nhân, duy chỉ có ho mà lại suyễn thở thì phải dùng Hạnh nhân. Như chứng phải dùng Ma hoàng thang và chứng dùng Ma hạnh thạch cam thang, cùng với người bị suyễn thở dùng Quế chi thang, gia Hậu phác, Hạnh nhân (tử). Điều đó nói rõ hạnh nhân là thuốc chủ yếu chữa bệnh suyễn thở, chứ không phải thuốc chủ yếu chữa ho, sau này người ta cho là Hạnh nhân có thể trừ đờm, cho nên cứ gặp bệnh ho thì không bài thuốc nào không dùng đến hạnh nhân.
  • Cứ nhân trong hột là đều giáng (đi xuống), cho nên công dụng chuyên giáng khí. Hạnh nhân, vị đắng, mà đắng thì hay đi thẳng và đi xuống, dường như không có vị caỵ, mà chỉ có công năng giáng nhuận, chứ không có hiệu lực giải độc tán tà. Nếu bị phong hàn vít lại ở ngoài, phế khí ủng tắc gây nên suyễn thở, thì phải dùng kèm thuốc tân tán, không thể chỉ chuyên dùng vị thuốc đắng và giáng này.
  • Khổ hạnh nhân vị đắng tính ôn, chữa ho suyễn thuộc phế thực. Điềm hạnh nhân vị ngọt tính bình, chữa ho suyễn thuộc phế hư. Quả thường dùng ăn hàng ngày, phần nhiều là Điềm hạnh nhân (hạnh nhân ngọt).

Kiêng kỵ: Nếu người bị ho do âm hư, phế cổ nhiệt đờm mà không suyễn thở thì đều kiêng không dùng.

Liều lượng: Ba đồng cân đến bốn đồng cân.

Bài thuốc ví dụ: Bài Ma hoàng hạnh nhân cam thảo thạch cao thang (Thương hàn luận phương) chữa chứng thương hàn không ra mồ hôi mà suyễn thở, ra mồ hôi mà suyễn, sau khi hạ (tẩy sổ) mà suyễn cùng với biểu lý đều nhiệt thuộc phong ôn, không ra mồ hôi, tự ra mồ hôi, nhức đầu, đau mình, nặng mình, ngủ nhiều, mũi ngạt thở khụt khịt, khó nói, phiền khát, sợ nóng, mạch phù.

Ma hoàng, Hạnh nhân, Cam thảo, Thạch cao (giã sống). Trong bốn vị trên, cho Ma hoàng vào sắc trước, khi sôi, bỏ lớp bọt ở trên đi, sau đó cho ba vị còn lại vào sắc tiếp, bỏ bã, uống ấm.

Tham khảo: Vì Hạnh nhân mang nhiều chất dầu, nếu người bệnh đi lỏng phân, dùng kèm Hạnh nhân nhưng không được giã nát, nhưng người đại tiện táo bón thành thói quen rồi thì khi dùng nên giã nát.

 

Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y

Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa

Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng

Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang

Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam

Leave a Reply