Vị thuốc ĐINH HƯƠNG

 Tên tiếng Hán: 丁香中药材

Tên dùng trong đơn thuốc: Đinh hương, Công đinh hương, Mẫu đinh hương, Kê thiệt hương.

Phần cho vào thuốc: Nụ hoa.

Bào chế: Chọn sạch tạp chất, khi dùng giã nát ra.

Tính vị quy kinh: Đinh hương vị cay, tính ôn. Vào bốn kinh: phế, vị, tỳ, thận.

Công dụng: Ôn vị, ấm thận.

Bán Đinh Hương chất lượng cao như hình, hàng nội địa Trung Quốc. Liên lạc số điện thoại ở trên hoặc gửi email ở phần Liên hệ

Chủ trị: Chữa nấc ngược, nôn ọe do vị lạnh và đau bụng, đau dạ dày do hàn tà gây nên, hoặc ngực bụng trướng đau.

Mẫu đinh hương (cái)

Ứng dụng và phân biệt:

  1. Đinh hương có chia ra đực (công) và cái (mẫu). Công đinh hương (Đinh hương đực) hạt nhỏ, mùi thơm đậm, sức mạnh hơn. Mẫu đinh hương (Đinh hương cái) hạt to thơm nhạt, sức yếu hơn.
  2. Nấc ngược (ách nghịch) có phân biệt nhiệt hàn và hư thực. Nếu nấc nhiệt thì thanh nhiệt chỉ nấc, dùng Trúc như, Quất bì (Trần bì), Thị đế (Tai hồng). Nếu nấc hàn thì nên ôn trung chỉ nấc, dùng Đinh hương, Sa nhân, Thị đế. Nấc hư thì nên bổ hư giáng nghịch, dùng Đảng sâm, Sơn dược, Đậu dao. Nấc thực nên đè nặng thông phủ, dùng Toàn phú hoa, Đại giả thạch, Lai bạc tử.

Kiêng kỵ: Nếu bệnh không thuộc chứng hàn, các chứng có hỏa nhiệt thì kiêng dùng.

Liều lượng: Sáu phân đến hai đồng cân.

Bài thuốcvídụ: Bài đinh hương thị đế thang (Nghiêm thị phương) chữa bị bệnh lâu ngày nấc ngược do hàn tà gây nên.

Đinh hương, Thị đế, Sinh khương, cho nước vào sắc lên uống.

 

Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y

Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa

Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng

Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang

Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam

Leave a Reply