Tên dùng trong đơn thuốc: Đại toán, Đại toán đầu.
Tên tiếng Hán: 大蒜
Phần cho vào thuốc: Củ tỏi.
Bào chế: Rửa sạch đất cát, lấy cây tỏi chỉ có một nhánh (củ) tỏi là tốt. Nếu cứu ở bên ngoài thì thái phiến (lát) mà dùng.
Tinh vị quy kinh: Vị cay, tính ôn. Vào haí kinh: Tỳ, vị.
Công dụng: Tỏi tránh được uế khí, sát các trùng, giải độc của nắng, lợi đại tiện và tiểu tiện.
Chủ trị: Đại toán chữa ỉa chảy, đi lỵ do bệnh ôn dịch gây nên chữa sốt rét, ho lao, lại tuyên thông được khiếu, tránh được tà độc, kiện tỳ, ăn ngon cơm. Giã nát đắp vào rốn, có thể tới hạ tiêu, lợi đại, tiểu tiện, tiêu thủy thũng. Thái phiến để ngải cứu, thông được gân cốt, tan hạch sưng, tiêu nhọt bọc (âm thư).
Ứng dụng và phân biệt: Củ tỏi có tính cay nóng hôi hăng, hơn cả hành hẹ, đứng đầu 5 loại rau cay (Ngũ huân chi thủ – Có 2 cách giải thích 5 loại rau để tham khảo: Ngũ thái: “Quỳ, hẹ, hoắc, kiệu, hành”. Ngũ tân thái: Hành, hẹ, dăm, thanh hao, cải N.D). Tuy rất hôi hăng mà lại tránh được hôi, ô uế, cho nên các đồ tanh hôi cùng nấu với tỏi, đều có thể giải được.
Kiêng kỵ: Phàm âm hư hỏa vượng thì cấm dùng.
Liều lượng: Một đồng cân đến 3 đồng cân.
Bài thuốc ví dụ: Bái Toán liên hoàn (Tế sinh phương) chữa tràng bị nhiễm độc đi ra máu.
Củ tỏi to (đọc toán đầu), Hoàng liên, trước hết nướng củ tỏi cho chín thơm, rồi giã với Hoàng liên để làm viên to như hạt ngô, uống vào lúc đói.
Tham khảo: Mùa hè ăn tỏi thì giải được khí nắng nóng.
Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y
Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa
Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng
Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang
Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam