Tên dùng trong đơn thuốc: Cốc nha, Sính cốc nha, Sao cốc nha, Sinh thục cốc nha, (mầm thóc nửa sống nửa chín), Sao tiêu cóc nha (mầm thóc sao đen) Đạo nha, Hương đạo nha.
Phần cho vào thuốc: Mầm thóc tẻ.
Bào chế: Dùng sống hoặc sao lên dùng.
Tính vị quy kinh: Vị ngọt, tính ôn. Vào hai kinh: tỳ, vị.
Công dụng: Điều hòa tỳ vị, ăn ngon cơm.
Chủ trị: Khoan thông trưng tiêu, tiêu cơm, bổ tỳ khai vị.
Ứng dụng và phân biệt: Sinh cốc nha (mồm thóc sống) hòa vị khí, sinh tân dịch. Sao cốc nha (mầm thóc sao) kiện tỳ khí giúp tiêu hóa. Sao tiêu cốc nha (mầm thóc sao đen) tiêu cơm, thiên về tiêu hóa tích tụ. Có khi chỉ dùng một thứ, có khi cùng dùng cả sống và chín, không những tiêu cơm hòa vị, mà còn bổ ích được trung châu (tỳ), không giống như mạch nha, chỉ thiên về bào nạo thôi.
Kiêng kỵ: Tỳ vị không có tích trệ phải cẩn thận khi sử dụng.
Liều lượng: 1,5 đồng cần đến 5 đồng cân.
Bài thuốc ví dụ: Bài Cốc thần hoàn (Đạm Liêu phương) bổ tỳ tiêu cơm.
Cốc nha tán nhỏ, cho một ít nước gừng và muối, trộn làm bánh, sấy khô, cho Trích cam thảo, Sa nhân, Bạch truật sao với cám, các vị tán nhỏ, cho nước lã vào sắc lên uống, hoặc làm viên chia ra uống cũng được.
Tham khảo: Gạo của lúa mới sức trương mạnh, người yếu tỳ vị ăn uống không thích nghi. Gạo để lâu gọi là trần thương mễ (gạo để lâu trong kho), có thể cầm đi ỉa chảy. Cám dính ở đầu mỏ chày khi giã gạo chữa được nghẹn tắc lúc ăn uống.
Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y
Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa
Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng
Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang
Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam