Vị thuốc BAN MIÊU (sâu đậu)

Tên dùng trong đơn thuốc: Ban mâu, Ban miêu.

Phần cho vào thuốc: Dùng toàn trùng, bỏ đầu, chân.

Bào chế: Bỏ đầu chân đi, sao với gạo nếp cho. chín dể dùng, hoặc sao qua vởỉ bột mỳ rồi đun với dấm để dùng.

Tính vị quỵ kinh: Vị cay, tính Hàn.Vào ba kinh: can, tiểu tràng, bàng quang.

Công dụng: Ăn mòn da hoại tử, phá vỡ ung nhọt sưng to, trừ tà độc, cũng có thể làm thuốc kích thích phòng rộp da để chữa bệnh.

Chủ trị: Sâu ban miêu dùng để tiêu thịt thối lên da non, chữa nhọt độc và hắc lào daỉ dẳng.

Kiêng kỵ: Có thể dùng ở ngoài, không uống trong.

Liều lượng: Từ 3 phân đến 5 phân hoặc 2 con đến 3 con.

Bài thuốc ví dụ:

  •  Chữa hắc lào, mụn nhọt, nhiều năm không khỏi (Ngoại đài bí yếu phương). Ban miêu một vị, sao qua rồi tán nhỏ trộn với mật đắp lên.
  •  Trong dân gian phần nhiều dùng một con Ban miêntán nhỏ đắp vào huyệt đại trùy, trên đắp một lá cao, để cắt cơn sổt rét (tiệt ngược tật). . ‘

Tham khảo: Ban miêu rất độc, tính ăn mòn rất mạnh, nếu để gần da thịt ngưòi ra, nhẹ thỉ phồng đỏ lên, nặng thì lở loét. Đối với da hoại tử khó tỉêu hóa được và mụn nhọt hắc lào dai dẳng, kéo dài năm này qua năm khác, cố thể dùng vị thuốc này cho ăn mòn đề lên da non. Còn trong sách vở có ghi chép rằng uống trong có thể chữa được chó dại cắn đã bị nhiễm độc lại có thể làm sẩy thai thối thai, có thể trục hạ được chất nhầy bẩn, chủ về đi xuống hạ khiếu đường đại tiện, tiểu tiện. Vì độc tính quá nặng, nên trên lâm sàng không dám sử dụng tùy tiện

 

Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y

Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa

Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng

Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang

Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam

Leave a Reply