Tên tiếng Hán: 半夏
Tên dùng trong đơn thuốc: Sinh bán hạ, Bán hạ phiến, Pháp bán hạ, Tiên bán hạ, Khương bán hạ, Kinh bán hạ.
Phần cho vào thuốc: Củ.
Bào chế: Nói chung Bán hạ chế chín rồi mới dùng, càng để lâu càng tốt. Có rất nhiều cách bào chế, xin nêu mấy ví dụ như sau:
- Khương bán hạ:Cho Bán hạ sống vào nướcngâm, mỗi ngày thay nước hailần để giữ cho nước trong sạch. Sau khi vớt ra, cho Bán hạ cùng với gừng vào nồi chõ để hấp chín. Phơi khô rồichọn bỏ bã gừng, giã nát để dùng.
- Pháp bán hạ: Chọn những củ Bán hạ to và nây chovào nước ngâm. Sau đó vớt ra, rải đều từng lớp bán hạ với gừng sống, phèn chua ở trong cống,hoặc vại, rồi đổ nước vào ngâm ngập, để nước gừng và phèn chuangấm vào trong ruột củ bán hạ. Sau đó vớt bán hạ ra phơi khô, thái phiến hoặc giã nát dùng.
Tính vị quy kính: Bán hạ vị cay, tính ôn. Vào, ba kinh phế, tỳ vị.
Cộng dụng: Ráo thấp thủy hóa đờm, giáng nghịch khí chống nôn ọe.
Chủ trị: Chữa bí kết thủy ẩm, thấp đàm, hàn đàm, nhức đầu do đàm quyết, và các chứng ngực ức đầy trướng, nôn ọe, ho.
Ứng dụng và phân biệt: Dùng lưỡi nếm củ Bán hạ sống, ngứa rát cả miệng, có thể khai thông được bí kết trở trệ, giáng khí định nghịch. Còn về tiêu đờm chỉ khái và an thần, đều là công năng hay về giáng nghịch. Nhưng độc tính của Bán hạ sống khá mạnh, vì vậy đơn thuốc phần nhiều dùng bào chế, nhất là dùng Tiên bán hạ là hòa bình, còn Khương bán hạ hơi ồn (Tiên bán hạ là Bán hạ được chế rất kỹ theo phương pháp của tiên nhân truyền lại N.D)
Kiêng kị: Nếu người không thuộc hàn thấp và âm hư thiếu máu, thiếu tân dịch thì cấm dùng.
Liều lượng:1,5 đồng cân đến 3 đồng cân.
Bài thuốc ví dụ: Bài Tiểu Bản hạ thang (Kim Quỹ yếu lược phương) chữa đàm ẩm nôn oẹ, vùng dưới tâm bí tắc đầy ách không khát.
Bán hạ, Sinh khương, cho hai vị vào sắc lên, chia ra uống ấm làm mấy lần.
Tham khảo: Tương truyền đàn bà có mang khi dùng bán hạ phải thận trọng. Nhưng sách Kim quỹ có ghi “Đàn bà có mang nôn ọe mãi không khỏi, chủ yếu dùngbài can khương nhân sâm bán hạ hoàn” Cho nên phải lấy biện chứng là chủ yếu, không thể câu nệ vào một vị thuốc.
Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y
Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa
Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng
Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang
Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam