Vị thuốc BẠCH TIỀN

 Tên dùng trong đơn thuốc: Bạch tiền, Sinh bạch tiền, Mật trích bạch tiền, (bạch tiền tẩm mật sao).

Phần cho vào thuốc: Rễ.

Bào chế: Trước hết rửa sạch, rồi ngâm nước cho mềm, thái từng đoạn phơi khô hoặc chế với mật để dùng.

Tính vị quy kinh: Bạch tiền vị cay đắng, tính hơi hàn. Vào kinh phế.

Công dụng: Tuyên thông phế, giáng khí, hạ đờm chữa ho.

Bán Bạch tiền chất lượng cao như hình, hàng nội địa Trung Quốc. Liên lạc số điện thoại ở trên hoặc gửi email ở phần Liên hệ

Chủ trị: Chữa phế khí bế tắc thuộc chứng thực, ho, ngực đầy tức, ngày đêm không nằm xuống được, đờm thở khò khè.

Ứng dụng và phân biệt: Bạch tiền chuyên quét trừ phong, thủy trong phế khiếu, Tế tân có thể chữa hàn tà trầm đọng ở phế thận. Bạch tiền chữa ho, không chuyên về mặt ho lạnh, còn đờm hỏa khí ủng tắc, ho sối lên, thì cũng có thể ổn định được. Tế tân chữa ho mà phải là chứng ho thuộc đờm ẩm hàn tà, là vị thuốc tân ôn khai phế, nên không ứng dụng rộng rãi như Bạch tiền.

Kiêng kỵ: Nếu không phải thực tà ủng tác ở phế thì cấm dùng.

Liều lượng: Một đồng năm phân, đến ba đồng cân.

Bài thuốc ví dụ: Bài Bạch tiền thang (thiên kim phương) chữa ho lâu thở sối lên, mình nặng ngắn hơi, ngực đầy tức (sách in là thũng mãn = sưng đầy, ở đây có lẽ chữ hung in thành chữ thủng. Bạn đọc tham khảo – N. D), ngày đêm phải ngồi dựa vào tường, bức vách, không nằm xuống được, họng thường có tiếng thở khò khè.

Bạch tiền,Tử uyển, Bán hạ, Đại kích, cho vào nước sắc, chia làm ba lần uống.

Tham khảo: Bạch tiền thiên về giáng khí, Tiền hồ khai thông trước rồi sau mới giáng.

 

Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y

Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa

Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng

Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang

Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam

Leave a Reply