Tên tiếng Hán: 百合
Tên dùng trong đơn thuốc: Bách hợp, Điềm bách hợp (Bách hợp ngọt)
Phần cho vào thuốc: Rễ củ (Nhiều cánh kết thành củ).
Bào chế: Phơi khô trong râm dùng sống hoặc sao lên dùng.
Tính vị quy kinh: Bách hợp vị ngọt, tính bình vào hai kinh tâmvà phế.
Côngdụng: Thanh phế nhiệt, Yên tâm thần
Chủ trị: Chữa hư lao thổ huyết, thần chí hoảng hốt. Xưa nay đều dùng, Bách hợp thanh nhiệt tiết giáng là chủ yếu. Bệnh Bách hợp vốn là triệu chứng dư nhiệt chưa thanh giải hết sau thương hàn, cho nên dùng Bách hợp để thanh tiết nhiệt tà ở phế vị.
Kiêng kị: Nếu hàn thấp cùng ứ trệ, tỳ thận dương suy thì đều nên kiêng.
Liều lượng:1,5 đồng cân đến 3 đồng cân.
Bài thuốc ví dụ: Bài Bách hợp cố kim hoàn (Triệu Trấp Am phương) bổ phế tư thận, chữa phế tổn thương họng đau, suyễn thở, ho có đờm và máu.
Bách hợp, Thược dược, Đương Quy, Bối mẫu, Cam thảo sống, Thục địa hoàng, Sinh địa hoàng, Mạch đông, Huyền sâm, Cát cánh, cùng tán nhỏ, luyện mật làm viên to như hạt ngô mỗi lần uống 3 đồng cân. Uống vào lúc đói
Tham khảo: Cánh Bách hợp trông như lá phổi, sắc trắng, chuyên vào phế, lấy loại mọc hoang vị ngọt là tốt.
Theo: Đông dược thiết yếu – Viện Nghiên Cứu Trung Y
Bộ Y tế nước Công hòa Nhân Dân Trung Hoa
Người dịch : Lương y Trần Văn Quảng
Hiệu đính : Lương y Vũ Xuân Quang
Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam