THUỐC CHO NÔN VÀ CẦM NÔN

– Thuốc cho nôn: phàm những vị thuốc sau khi uống vào có thể làm cho nôn ọe thì gọi là thuốc cho nôn (gây nôn – dũng thổ dược). Khi bệnh tà ở chỗ cao có thể dùng phương pháp nôn, tức là nghĩa trong nội kinh ” tà ở cao thì nhân đó mà cho vượt ra ngoài ”. Thuốc cho nôn chủ yếu dùng để cho nôn những thức ăn uống và đờm rãi. Nếu ăn nhầm phải thứ độc, hoặc thức ăn đình trệ ở thượng quản cùng với đờm ủng tắc ở vùng ngực, bỗng nhiên bị trúng phong mê man đờm tắc lại thốt trứng đàm mê, động kinh (điên giản), họng bị sưng đau do đờm nhiệt (Triền hầu phong) đều có thể sử dụng phương pháp này. Nếu sử dụng thích hợp, hiệu quả điều trị sẽ đạt được rất nhanh. Sau khi uống cho nôn mà không nôn được, có thể dùng lông cánh chim thật sạch, hoặc lấy ngón tay ngoáy vào họng làm cho nôn ra. Sau khi uống thuốc, nôn mãi không cầm được phải sử lý kịp thời, tránh tổn thương vị khí và sẩy ra những biến chứng bất ngờ khác.

– Thuốc cầm nôn: phàm những vị thuốc có tác dụng cầm nôn giáng nghịch khí thì gọi là thuốc cầm nôn. Tác dụng của thuốc cầm nôn là làm cho người bệnh không đến nỗi tổn thương vị khí, hao tán chính khí do nôn gây ra, Cầm nôn có thể khiến người bệnh được dịp nghỉ ngơi, ăn uống, thuốc thang tăng dần, đạt được mục đích giữ gìn thể lực và tân dịch. Nhưng nguyên nhân nôn, có những chỗ khác nhau do hàn, do nhiệt, do khí, do hư, cho nên phải theo chứng bệnh mà chọn thuốc sử dụng mới đạt được hiệu quả dự dịnh.

Nếu nôn là đường đi của bệnh tà thì nên nhân đà đó cho đi (nhân thế lợi đạo), không nên dùng thuốc cầm nôn để tránh bệnh tà ở lại không đi.

– Những vị thuốc gây nôn nói ở mục này đều có thể thôi thúc làm cho nôn, song với dược tính của mỗi vị mạnh mẽ hoặc hòa bình, vì vậy ứng dụng có khác nhau. Việc ứng dụng theo thuốc gây nôn như đờm rãi, thực tích hoặc thức độc đọng lại ở vùng ngực; thượng quản, yết hầu, những chứng này tương đối cấp, cho nên phải gây nôn để cấp cứu. Nhưng nôn thường hay làm tổn thương vị khí, vả lại những thuốc này phần nhiều có độc tính, phải thận trọng khi sử dụng, nếu không phải là người bị thực tà (chứng thực) chân khí mạnh thì càng không nên dùng.

Vị Lê lô tính mạnh, rất độc, uống vào là nôn ngay, chuyên làm nôn phong đàm, không nên sử dụng tùy tiện. Qua đế, thì làm nôn nhiệt đàm, tính tương đối hòa bình, song nếu để lâu ngày dùng thường không có hiệu quả, còn là thứ tốt không dễ kiếm được nhiều. Muối ăn nhà nào cũng có sẵn, thuận tiện dễ kiếm.

Nếu là người già, trẻ em, đàn bà có mang và những người có chứng khí huyết suy nhược, thường hay nấc, ăn vào nôn ra (phản vị), nôn ra máu, khạc ra máu, suyễn thở, đều cấm dùng thuốc gây nôn.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra ẩu thổ (nôn mửa). Như các chứng vị hàn, vị nhiệt, lý hư, lý thực (dạ dày lạnh, dạ dày nhiệt, trong hư trong thực) đều có thể gây ra ẩu thổ như miệng nôn trôn tháo (hoắc loạn) phế ung cũng có thể thấy được triệu chứng từ ẩu thổ, Chứng trạng tuy giống nhau nhưng nguyên nhân gây bệnh có khác, trên lâm sàng và khi dùng thuốc, không được dùng bừa.

Thuốc cầm nôn nói ở mục này là nôn thuộc hàn tính, có thể dùng Sinh khương, Bán hạ, Phục long can, Ngô thù du, Đinh hương… Nôn thuộc nhiệt tính có thể dùng các vị Hoàng liên trúc nhự, Đại giả thạch, Thị đế. Vị Bán hạ thiên về chứng nôn thuộc vị hàn, Hoàng liên thiên về nôn thuộc vị nhiệt, Ngô thù du thiên về nôn thuộc vị hư hàn, Sinh khương lại tán hàn ôn trung chỉ ẩu, Đại giả thạch nặng kéo xuống (trong trụy) để giáng đờm rãi, Toàn phúc hoa giáng phế khí để tiêu đàm chỉ ẩu.

 

 

Leave a Reply