Châm cứu chữa sa dạ dày

 

Sa dạ dày là chỉ chứng bệnh dạ dày sa xuống đến vị trí không như bình thường. Bệnh này do dây chẳng treo dạ dày, dây chẳng treo gan, dạ dày, lẫn cơ bụng bị lỏng lẻo, không có sức căng giữ cho dạ dày nằm nguyên ở vị trí cũ nên đã dẫn tới một loại tật bệnh sa nội tạng xuống. Biểu hiện là ở dạ dày đầy trướng, tụt xuống dưới thấp hoặc có các chứng tật như thấy đau, thấy anh ách, đây hơi, ọe chua, v.v… Chụp X. quang có thể thấy rõ.

Cách chữa sa dạ dày một

Lấy huyệt : Huyệt Cự Khuyết. Ở bụng trên, ở đường chính giữa bụng từ rốn lên 6 tấc. (Ghi chú : Cự Khuyết thuộc mạch Nhâm ở dưới mũi nhọn xương mỏ ác ức 2 tấc c, chú trị đau tim, vị khí nghịch, ợ chua, nôn khan điên cuồng).

Cách châm :

  1. Châm từ trên xuống dưới (tục gọi là phép “đề vị”) :

Người bệnh nằm ngay ngắn, dùng kim 7 tấc số 28 – 30 từ mũi kiếm (ức) lõm xuống đúng vị trí huyệt men theo da chọc tới điểm đè đau ở bên trái rốn hoặc chỗ kết đốt. Nếu không có điểm đè đau hoặc chỗ kết đốt có thể châm tới huyệt Hoang Du đến khi đắc khí (bệnh nhân thấy có cảm giác căng trướng hoặc có khi có cảm giác dạ dày co rút mãnh liệt lên phía trên) tiếp tục đẩy kim vào độ 1cm. Lúc này người châm cứu giữ cán kim hướng về một phía mà vệ kim, mục đích khiến mũi kim cố định đồng thời giữ được cảm giác kim châm, sau 40 phút thì rút kim.

  1. Cách châm từ dưới ngược lên :

 Phương hướng châm kim ngược lại hoàn toàn với cách đã kể trên từ sát điểm đau ở bên trái rốn, hoặc kết đốt hoặc huyệt Hoang Du lùi xuông 1 đến 2 cm mà châm kim vao, men theo dưới da tiếp tục hướng kim trở lên đến huyệt Cư Khuyết. Đắc khí rồi thì dùng phép giữ vê kim và lưu kim thời gian như cách ở trên. Châm rồi thì tránh lao động nạng, ăn các thức ăn dễ tiêu và ăn nhiều bữa ít số lượng. Tốt nhất châm cứu xong thì nghỉ ngơi thỏa đáng. Mỗi tuần chữa trị một lần, 6 lần là một kỳ chữa trị.

Cách chữa sa dạ dày hai

Lấy huyệt : Cưu Vĩ. Ở bụng trên, trên đường chính giữa bụng, từ phần thấp xương mỏ ác lùi xuống một tấc.

Huyệt Cưu Vĩ thuộc mạch Nhâm, ở dưới mỏm mũi kiếm xương mỏ ác (ức) 0,5 tấc, tức từ rốn lên 7,5 tấc hay từ Cự Khuyết lên 1,5 tấc. Chủ trị ngực chướng, vị khí nghịch, đau tim, kinh giật, điên cuồng).

Cách châm : Dùng kim số 30 dài 1 thước ta hay 9 tấc từ huyệt Cưu Vĩ đâm thẳng sâu 0,3 đến 0,5cm, chọc kim đến điểm phản ứng số 2 (tức là từ huyệt Cưu Vĩ theo mạch Nhâm đi xuống chạm vào điểm phản ứng dương tính lộ hình tròn hay hình mắt xích) ở phần gốc thấp; vê kim với bức độ nhỏ. Khi người bệnh cảm thấy đầy hơi chua thì bắt đầu kéo kim lên. Mỗi lần để kim từ 30 đến 70 phút.

Cách chữa sa dạ dày ba

Lấy huyệt : Huyệt Lương Môn. Ở bụng trên, dọc giữa rốn lên 4 tấc ta, cách đường chính giữa phía trước mạch Nhâm 2 tấc.

(Huyệt Lương Môn thuộc kinh Túc Dương minh Vị, phía dưới huyệt Bất Dung, Thừa Mãn, phía trên huyệt Thái Ất, Hoạt Nhục môn. Chủ trị đau bụng, chướng bụng, thủy thũng, rối loạn tiêu hóa v.v…).

Cách châm : Dùng kim dài 5 – 7 tấc từ huyệt Lương Môn đâm thấu xuống huyệt Thiên Khu (cũng thuộc kinh

Cách chữa sa dạ dày bốn

Lấy huyệt : Huyệt Kiến Lý. Ở bụng trên, trên đường chính giữa bụng, từ giữa rốn lên 3 tấc (H.8). (Kiến Lý là huyệt thuộc mạch Nhâm, nằm giữa Trung Quản (trên) và Hạ Quản (dưới) cách huyệt Thần Khuyết (rốn) 3 tấc. Chủ trị đau dạ dày, bụng chướng, ợ chua, ăn không tiêu v.v….

Cách châm : Châm hai kim đồng thời ở huyệt Kiến Lý, châm 10 ngày là một kỳ chữa. Quá trình chữa trị và củng cố là 1 tháng.

Cách chữa sa dạ dày năm

Lấy huyệt : Huyệt Thừa Mãn. Nằm ở bụng trên, từ giữa rốn lên 5 tấc cách phía trước đường chính giữa 2 tấc.

(Huyệt Thừa Mãn thuộc kinh Túc Dương minh Vị, ở dưới huyệt Bất Dung và trên huyệt Lương Môn, cách Lương Môn 1 tấc, chủ trị các bệnh về đường tiêu hóa, chướng bụng…).

Cách châm huyệt : Dùng kim dài 7 tấc từ mé phải huyệt Thừa Mãn tạo thành góc 45 độ châm xuyên nhanh dưới da thấu sang mé trái huyệt Thiên Khu, đợi có cảm giác căng thì dùng bức độ rộng, vê chuyển 7 – 8 lần xong vê chuyển kim về một hướng, thấy kim tắc (trệ) lại, kéo kim lên về phía lùi kim, bệnh nhân có cảm giác bụng trên trống rỗng, dạ dày rung động nhẹ, dùng tay đè xuống bụng đẩy mép dưới dạ dày ngược lên. Khi rút kim thì cứ cách 5 phút thả lỏng kim rút ra 1/3 rồi ngừng kim, chia kim rút ra làm 3 kỳ, cộng nâng kéo kim là 15 phút, cuối cùng nâng đưa đốc kim lên thành góc 90 độ, lắc 7-8 lần rồi rút kim.

Dùng dây lưng buộc vòng trước ra sau để cố định dạ dày, dặn người bệnh nằm ngửa trong 30 phút, lại nằm nghiêng mình sang phải 30 phút, trở lại nằm nguyên vị trong 2 – 3 giờ. Mỗi tuần một lần, cộng 3 lần. Nhiều nhất không quá 10 lần, củng cố nửa năm.

Cách chữa sa dạ dày sáu

Lấy huyệt : huyệt Kiếm Đột xuống một tấc (tức mũi nhọn xương mỏ ác hay xương ức).

Cách châm : Dùng kim số 28 dài 8 tấc chọc vào dưới Kiếm Đột (mũi kiếm xương ức) tạo thành góc 30 độ với mặt da, men theo dưới da tới cạnh trái của rốn cách 0,5 tấc, đại thấy có cảm giác của kim, người châm thấy có cảm giác nặng thì đối thành góc 15 độ không vê xoay năng kim trong 40 phút, trước khi rút kim thì dùng thủ pháp rung lắc độ mươi, mười lăm lần. Châm xong nằm yên hai giờ, mỗi tuần hoặc cách nhật châm một lần, 10 lần là một kỳ châm.

Cách chữa sa dạ dày bảy

Lấy huyệt : Trung Quản xuyên Thiên Khu. Trung Quản nằm ở đường chính giữa thân phía trước ở trên rốn 4 tấc. (Trung Quản là huyệt thuộc mạch Nhâm, nằm trên đường nối từ mũi kiếm xương ức đến rốn, cách rốn 4 tấc. Chủ trị đau đạ dày, bụng chướng, ợ chua, ăn uống không tiêu v.v…).

Cách châm : Dùng kim hào 3 tấc trở lên châm ngang từ huyệt Trung Quản (làm thành góc 12″ đến 15° so với mặt da) xuyên đến huyệt Thiên Khu (thuộc kinh Túc Dương minh Vị, nằm ngang huyệt Thần Khuyết (rốn) sang 2 bên 2 tấc, chủ trị đau bụng, rối loạn tiêu hóa, bụng chướng, thủy thũng…- ND), dùng thủ pháp vê xoay một hướng, đợi khi kím nâng đẩy mà không ra thì dùng cách gãi kim theo góc cong, ngón cái hướng ra sau mỗi lần làm liên tiếp 100 cái, lưu kim 30 phút, hành kim ba bốn lần. Khi tự cảm thấy dạ dày được nâng lên là tốt. Làm 12 lần là một kỳ chữa.

Cách chữa sa dạ dày tám

Lấy huyệt : Huyệt Đề Vị. Ở ngang với Trung Quản, xê ra ngoài 4 tấc (cách huyệt Lương Môn ở ngang trong 2 tấc ).

Cách châm : Kim hào dài 3 tấc trở lên châm ngang, mũi kim hướng theo huyệt Thiên Khu, châm sâu 2,5 tấc. Dùng cách cạo kim theo đường cong, thao tác như cách 7 ở trên.

 

 

 

 

Leave a Reply